LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TIẾNG HÀN THẦN TỐC ???

Đã có rất nhiều bạn hỏi mình làm thế nào để học giỏi tiếng Hàn, làm thế nào để nghe, nói, đọc, viết tốt, làm thế nào để nhớ từ vựng nhanh… và mình đã định chia sẻ bí quyết này từ lâu lắm rồi, tuy nhiên nếu viết ra thì dài dòng quá nên tiện thể hôm nay mình sẽ công bố luôn Các bạn có thể comment “.” hoặc share bài nhé. Đây là những bí quyết riêng của mình, vì thế nên mình không đảm bảo 100% là nó sẽ hiệu quả với tất cả các bạn. Vì thế nên mình đăng lên đây là để cho các bạn tham khảo nhé.

 

Thực ra, mình đã học tiếng Hàn được khoảng 2 tháng, nghe có vẻ khó tin nhưng sự thật là vậy. Là một học sinh cấp 3, với kiến thức đè nặng lên vai cộng thêm là công cuộc học thêm như vũ bão nên chả có thời gian học tiếng Hàn. Vì thế nên mình thường tranh thủ mấy thời gian nghỉ hè để học, tuy nhiên 2 tháng ấy không phải là lúc nào mình cũng học mà phải khi nào có hứng thì học mới dễ vô. 2 tháng ở đây là tích góp lại những ngày học tiếng Hàn nhé, chứ không phải ngày nào cũng học đâu. Vì em nhác mà KKK. Nếu tính từ hồi lớp 7 thì bây giờ đã là 3 năm mất rồi. Tuy nhiên lớp 7 em học xong cái bảng chữ cái với từ vựng là bỏ, cuối năm lớp tám mới bắt đầu học lại đến bây giờ. Học thì học thế thôi chứ em thấy nó không chính thức với nghiêm túc bằng hai tháng hè của lớp 9 á, nên em mới bảo em học được hai tháng nhé.

Chắc hẳn các bạn cũng đã từng hỏi những tiền bối, hậu bối về bí quyết học tiếng Hàn đúng không? Mình cũng vậy. Và cái câu kinh điển nhất mà họ hay nói là: “열심히 공부하면 다 하겠다” (Nếu học hành chăm chỉ thì sẽ làm được thôi). Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn học rất chăm chỉ tuy nhiên lại không có định hướng, cuối cùng cũng chẳng thành công là gì. Điều đó chứng tỏ câu nói ấy chỉ mang tính chất tổng quát chứ không mang tính chất riêng. Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn chi tiết nhé!

 

1. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG

Bất cứ ngôn ngữ nào nếu muốn thành công thì phải có định hướng đúng đắn. Tiếng Hàn không phải ngoại lệ. Công việc đầu tiên bạn cần làm là xác định mục đích học tiếng Hàn của bản thân là gì. Sau đó mới tiếp tục đến các quá trình tiếp theo. Sau đây mình sẽ chỉ ra cho các bạn 3 định hướng chính:

+ Thứ nhất, đó chính là GIAO TIẾP

+ Thứ hai, đó chính là thi TOPIK

+ Thứ ba, đó chính là thi EPS hoặc KLPT để xuất khẩu lao động

 

• Lời khuyên cho các bạn học tiếng Hàn để giao tiếp

– Càng nhiều từ vựng càng tốt: Nếu nhiều từ vựng thì bạn sẽ có thể dễ dàng hiểu người ta nói gì

 

– Nắm chắc kiến thức ngữ pháp sơ cấp, tìm hiểu nghĩa của 1 số ngữ pháp trung cấp hoặc cao cấp: Kiến thức ngữ pháp sơ cấp là nền tảng để giao tiếp tốt. Nếu bạn yếu phần này thì bạn sẽ không thể nào nói tiếng Hàn trôi chảy được. Ngữ pháp trung cấp và cao cấp là những ngữ pháp nâng cao, có độ phức tạp và rắc rối vô cùng lớn. Điều đó đòi hỏi bạn cần vắt óc suy nghĩ rất nhiều để có thể vận dụng được chúng. Đối với những bạn học để giao tiếp, các bạn chỉ cần hiểu nghĩa của chúng chứ không cần phải quá chuyên tâm vào chúng. Nếu vậy thì chả khác gì cày ngữ pháp để thi TOPIK.

Chú ý:

+ Đối với những ngữ pháp mang ý nghĩa giống như ý nghĩa ngữ pháp sơ cấp thì chỉ cần đọc cho biết chứ không cần chuyên sâu quá nhiều. Bạn có thể sử dụng ngữ pháp sơ cấp để biểu thị chúng và không đòi hỏi phải tự nhiên. Người bản xứ có thể hiểu bạn nói gì.

+ Đối với những ngữ pháp mang ý nghĩa hoàn toàn mới lạ so với những ngữ pháp sơ cấp đã học thì nên học bình thường giống như quá trình bạn học ngữ pháp sơ cấp.

– Nghe nhiều, nói nhiều, cố gắng giao tiếp với người bản xứ. Giao tiếp giỏi tương đương với nghe nói giỏi, vì thế nên bạn cần thành thạo những kỹ năng này. Đừng ngại nói nói chuyện với người bản xứ, bạn có thể nói sai, đó là điều đương nhiên. Bạn có thể nói chậm, ầm ừ lâu. Nhưng không sao, họ sẽ giúp bạn sửa những lỗi ấy. Và chắc chắn bạn sẽ tiến bộ cả thôi.

– Không cần chú tâm đến đọc và viết vì chúng chả liên quan đến kỹ năng nghe nói trong giao tiếp cả.

 

• Lời khuyên dành cho các bạn thi TOPIK

– Trong kỳ thi TOPIK, bạn cần phải đảm bảo 3 kỹ năng là nghe, đọc và viết. Tức là trái ngược hoàn toàn với yêu cầu của giao tiếp ở kỹ năng đọc và viết. Vì thế nên chắc chắn bạn phải thành thạo mấy cái này thì mới điểm cao được

– Mua nhiều sách ôn thi TOPIK: Những sách này sẽ giúp bạn kiếm điểm cao trong kỳ thi đấy

– Học theo giáo trình: Những kiên thức và chủ đề của kỳ thi TOPIK thường nằm trong mấy cuốn giáo trình, vì thế nên hãy cố gắng học nhé.

– Cày ngữ pháp: Khác với giao tiếp, TOPIK cần nền tảng ngữ pháp siêu đẳng hơn hẳn. Không giỏi ngữ pháp là coi như toi

– Càng nhiều từ vựng càng tốt: Tiếp tục giống với giao tiếp, TOPIK cũng cần vốn từ vựng phong phú đặc biệt là phần viết. Mù tịt từ vựng thì bạn sẽ không thể nào làm được.

– Giải đề: Đây là biện pháp bất hủ của các tiền bối. Giải đề sẽ giúp bạn làm quen với cấu trúc đề, giúp bạn đỡ bỡ ngỡ khi làm.

– Nghe nhiều: Chắc chắn rồi, bạn phải luyện kỹ năng nghe dài dài… Vì sao? Nếu bạn thi TOPIK I (TOPIK sơ cấp) thì người ta sẽ đọc chậm, rõ và được đọc đến 3 lần. Còn trong TOPIK II (TOPIK trung cấp + cao cấp) người ta chỉ đọc đúng 1 lần thôi. Đã thế còn nhanh như tên lửa nữa nên lại càng khó nghe.

– Luyện viết nhiều: Hãy viết những bài viết thường gặp trên kỳ thi TOPIK như phân tích biểu đồ,… Đọc kỹ đề, và cố gắng vận dụng kiến thức ngữ pháp và vốn từ vựng của mình để làm nhé. Cái này khá khó đấy. Hãy lên mạng tham khảo những bài viết chiếm điểm cao trong kỹ năng này, đồng thời tự rút kinh nghiệm bản thân. Đọc những chú ý tron

2. TẠO ĐỘNG LỰC:

Như mình đã nói, tiếng Hàn là một ngôn ngữ rất dễ nản, rắc rối và phức tạp. Thậm chí là còn khó hơn cả tiếng Anh theo cảm nhận riêng của mình. Vì thế nên các bạn cần phải có 1 nguồn động lực để học và NEVER GIVE UP! Vậy động lực để học tiếng Hàn của bạn là gì? Học tiếng Hàn để đi du học hay học để khám phá xứ sở Kim Chi xinh đẹp này? Hãy xác định động lực học tiếng Hàn của bạn trước, sau đó hãy dựa vào nó để tiếp thêm sức mạnh để chinh phục ngoại ngữ này. Mình thấy mới đầu các bạn học tiếng Hàn vì K-POP, K-Drama, Idol đúng không? ^^ Chắc chắn các bạn đã từng như thế trước khi xác định những mục tiêu cao cả hơn đúng không? Khà khà khà. Mình cũng vậy đó. Và đó là 1 ngọn lửa vô cùng mạnh mẽ để đốt cháy ý chí học tiếng Hàn của bạn. Khi các bạn cảm thấy chán nản vì độ khó và hại não của nó, bạn có thể nghe 1 bản nhạc, xem 1 bộ phim để tiếp thêm POWER TO FIGHT nhé~

 

3. MỤC QUAN TRỌNG NHẤT: CHIA SẺ BÍ QUYẾT LUYỆN NGHE, NÓI, ĐỌC, VIẾT; CÁCH HỌC NGỮ PHÁP VÀ TỪ VỰNG

 

A, BÍ QUYẾT LUYỆN NGHE, NÓI, ĐỌC, VIẾT

 

  • Bí quyết luyện nghe:

– Nghe nhiều chính là giải pháp tối ưu nhất: Nghe không cần hiểu chỉ cần nghe để quen ngữ điệu, âm vực của họ. Sau đó nếu trình độ đã cao rồi có thể nghe nhiều lần rồi suy ra nghĩa. Tại sao lại phải nghe nhiều? Mình mắc 1 lỗi lầm tai hại vô cùng lớn đó chính là chỉ nghe mỗi 1 giọng nữ mà không hề nghe các giọng khác. Bởi lẽ mình thấy giọng nữ nghe trong, hay hơn so với giọng khác nhiều. Vì thế nên mình đã quên mất 1 điều là “Thế giới này vẫn có đàn ông”!!!… Chính vì thế nên mình không thể nghe được giọng nam, mà tệ hại hơn là không thể nghe được giọng của mấy người già vì mình thấy rằng hầu như họ đều phát âm bằng mũi. Nghe bẹp bẹp, ồm ồm rất khó nghe. Vì vậy, theo kinh nghiệm của mình là mỗi câu tiếng Hàn vừa mới được học, hãy nghe bằng nhiều giọng khác nhau. Đừng như mình… Cũng may là giờ cải thiện được đáng kể rồi ^^ Một ngày bạn nên dành khoảng 30 phút để nghe đài, nghe nhạc. Bởi vì nhà đài họ nói vừa chậm vừa dễ nghe nên bạn hãy nghe ở đó nhé. Với lại mình cũng khuyên các bạn nên nghe vào buổi tối. Vì lúc đó não của chúng ta tập trung cao độ nên sẽ dễ nghe hơn. Bạn có thể nghe vài bản nhạc mà bạn yêu thích. Lúc đầu bạn chỉ nghe nhạc thôi, sau đó hát lại những gì mình nghe được. Đặc biệt là hát theo người ta thì hiệu quả hơn đó

Mặc kệ bạn hát sai lời, bạn cứ hát như thế cho đến khi nghe na ná giống mấy ca sỹ Hàn rồi thì bắt đầu mở Lyrics ra đối chiếu nhé. Đồng thời cũng có thể tham khảo mấy bản dịch của bài hát đó hay siêu hơn là bạn nên tự dịch lời bài hát. Vì nếu bản dịch do mình tự làm ra sẽ dễ nhớ hơn so với bản của người ta. Chung quy lại, tất cả các cách nghe trong mục này đều chung 1 mục đích đó chính là: “Tạo phản xạ”.

– BÍ QUYẾT RIÊNG: CÁCH NGHE TIẾNG HÀN VỚI PHIM

Đây chính là phương pháp nghe vô cùng độc đáo và hiệu quả của mình muốn bật mí cho các bạn:

– Download 1 tập phim mà bạn muốn xem thành 2 tập. Tập thứ nhất là có phụ đề, còn tập thứ hai là không có phụ đề (No Sub). Đầu tiên, hãy xem tập không có phụ đề trước xem bạn hiểu đến đâu, bạn có thể nghe bao nhiêu lần nếu muốn. Tuy nhiên tối thiểu là phải từ hai lần trở lên. Khi nghe lần thứ nhất, bạn nghe với tốc độ bình thường xem mình hiểu được tới bao lâu. Lần thứ 2 bạn nghe với tốc độ chậm, lần thứ 3 bạn nghe tốc độ nhanh. Có lẽ sau khi nghe 3 lần thì bạn có lẽ cũng nhớ được sơ sơ lời thoại nhân vật rồi nhở? (Lưu ý: Không cần phải nhớ chi tiết, chỉ cần nhớ chỗ nào bạn nghe được thôi). Tiếp theo bạn sẽ xem tập có Sub 2 lần để cố gắng nhớ được sơ sơ lời thoại nhân vật khi có phụ đề. Và bước này cần sự tìm tòi của bạn, hãy lên google gõ Transcript + Tên phim có kèm theo tập phim của bạn. Nếu có hãy đối chiếu kịch bản với tập phim có sub. Cố gắng nhớ nó nhé. Cuối cùng, bạn mở lại phim không sub và tự nghe, hiểu nghĩa của lời thoại nhân vật. Nếu bí quá có thể tham khảo kịch bản và bản có sub nhé. Nghe có vẻ hơi phức tạp nhưng nó hiệu quả lắm đó.

– Xem Shows, truyền hình Hàn Quốc có tiếng Hàn tương ứng với mỗi lời thoại của nhân vật và cố gắng lắng nghe nhé. Các bạn nên xem RUNNING MAN để luyện nghe nha

               

  • Bí quyết luyện nói

– Nói mọi lúc mọi nơi, có thể nói về cảm xúc của mình hoặc kể 1 câu chuyện nào đó như chuyện về đời sống chẳng hạn. Nó sẽ giúp kỹ năng nói của bạn được cải thiện, đồng thời nếu bạn có kiểm tra kỹ năng nói có liên quan đến mấy vấn đề về đời sống thì bạn sẽ dễ ăn điểm hơn đấy. Do bạn đã từng nói nhiều về chủ đề đó rồi nên sẽ tạo phản xạ để nói trôi chảy hơn.

– Tự kỷ là biện pháp tối ưu: Hãy tự nói 1 mình về 1 vấn đề nào đó, có thể nói trước gương. Miễn rằng bạn cảm thấy thoải mái và không bị áp lực phải nói chuẩn của các thính giả, ban giám khảo. Điều đó sẽ khiến cho bạn nói chuyện thoải mái hơn rất nhiều. Với lại cũng trôi chảy hơn nữa. Nói đi nói lại nhiều lần thì bạn sẽ thuộc luôn cả câu mà nói nhanh như gió cho mà coi~

– Chat video hoặc gọi điện cho người Hàn: Cách hiệu quả và nhanh chóng nhất nếu bạn không có điều kiện giao tiếp với người bản xứ. Họ có thể sửa cho bạn cách phát âm, ngữ điệu và ngữ pháp giúp bạn nói hay và trôi chảy hơn rất nhiều. Đừng ngại ngùng, cứ tưởng tượng họ là những người nước ngoài đang nói tiếng Việt sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Nếu có cơ hội, hãy cố gắng bắt chuyện và giao tiếp với họ: Bởi khi chat video hoặc gọi điện, có thể trường truyền tín hiệu kém dẫn đến khó nghe và khó hiểu nhau nói gì. Cứ gặp trực tiếp rồi nói chuyện có phải hiệu quả hơn không?

– Phát âm chuẩn, ngữ điệu hay: Bất cứ 1 ngôn ngữ nào thì phát âm chính là yếu tố quyết định mức độ thành thạo ngoại ngữ của bạn. Mặc cho bạn nói đúng ngữ pháp mà sai ngữ điệu với phát âm thì người nghe sẽ không hiểu bạn nói gì hoặc họ sẽ cảm thấy sự nhàm chán trong cách nói chuyện của bạn. Thà nói sai ngữ pháp mà đúng ngữ điệu, phát âm còn dễ nghe hơn là đúng ngữ pháp, sai ngữ điệu và phát âm. Ngữ pháp giỏi là tốt tuy nhiên phát âm cũng không kém phần quan trọng. Bạn không thấy rằng có mấy bạn mới học sơ cấp nói hay đến nỗi người ta tưởng là đã học trung cấp hay cao cấp chưa? Đúng ngữ điệu, phát âm khiến văn nói của bạn trở nên sang trọng hơn hẳn. Đừng phát âm sai mà giống như 1 đứa con nít mới học nói, nếu bạn có đúng ngữ pháp đi chăng nữa nếu phát âm sai thì làm sao người ta hiểu bạn nói gì, điều đó chẳng khác gì người ta cũng không biết bạn nói có đúng ngữ pháp hay không. Nếu vậy thì công sức bạn bỏ ra để học ngữ pháp sẽ bị đổ xuống sông xuống biển sao? Vì thế hãy phát âm chuẩn và ngữ điệu hay nhé.

 

  • Bí quyết luyện đọc và viết

Đơn giản chỉ là bạn phải giỏi văn thì sẽ giỏi viết. Đọc nhiều sách báo cộng vốn từ vựng, ngữ pháp phong phú thì sẽ đọc được cả thôi. Thực ra phần này mình không chuyên tâm quá sâu vào cho lắm nên cũng không có mấy kinh nghiệm nhiều.

  • Bí quyết học ngữ pháp

Ngữ pháp tiếng Hàn rất khó, phức tạp. Vì thế nên sẽ gây hại não khá là nhiều bạn bắt đầu bước vào trình độ trung cấp và cao cấp. Vì thế mình xin chia sẻ 1 vài kinh nghiệm và bí quyết như sau

– Mặc dù ngữ pháp rất quan trọng nhưng bạn cũng không cần quá chuyên sâu vào nó làm gì. Càng chuyên sâu lại càng rắc rối, mù tịt, cuối cùng cũng chẳng có lợi lộc gì. Nó chỉ khiến bạn đau đầu hơn thôi. Và quan điểm của mình là không muốn các bạn trở thành mấy nhà ngôn ngữ học. Và bạn cũng không cần phải mua 6 cuốn từ điển ngữ pháp tiếng Hàn rồi cắm đầu cắm tai vào nó. Liệu bạn có thể học hết gần 900 ngữ pháp mà ngay cả người Hàn cũng không biết về sự tồn tại của 1 vài ngữ pháp trong đó không? Nói thật với các bạn chứ ngữ pháp người Hàn vẫn sai đều đều, người Việt cũng vậy. Ngay cả khi viết văn chắc hẳn các bạn cũng đã từng bị giáo viên phê sai ngữ pháp tiếng Việt rồi đúng không? Cớ sao bạn lại phải quá chú tâm vào nó như thế mà lại quên mất giao tiếp?

Nói thì nói thế chứ cũng cần phải học. Ngữ pháp tiếng Hàn đòi hỏi sự kiên trì và dùi mài kinh sử còn hơn cả tiếng Anh. Đầu tiên là chúng ta cần phải biết cách chọn lọc ngữ pháp trước . Bởi vì trên mạng có rất nhiều tài liệu học ngữ pháp nên chắc chắn sẽ gây hoang mang vô cùng lớn đối với các bạn. Vì thế nên theo kinh nghiệm của mình, các bạn nên chọn mấy ngữ pháp giải thích càng chi tiết càng tốt. Đặc biệt cứ đè vào cách giải thích nào có nghĩa tiếng việt kèm theo cho dễ học. Đừng nên chọn những cách giải thích mông lung theo kiểu khoa học khó hình dung. Ví dụ như thế này nhé: Bạn muốn tra ngữ pháp 고 있다 có nghĩa là gì trên google, giả sử nó cho bạn 2 kết quả như sau

1. 고 있다: Đang

2. 고 있다: Diễn tả 1 hành động đang xảy ra tại thời điểm nói

Thì bạn hãy chọn kết quả thứ nhất nhé, vì nó khó hiểu hơn. Sau này lên học trung cấp nếu người ta giải thích ngữ pháp kiểu 2 thì rất khó hiểu đấy. Mặt khác thì cũng không nên chọn mấy ngữ pháp giải thích sơ sài, đặc biệt là mang tính liệt kê. Ở trong hai cái kết quả trên là mình chỉ đề cập đến phần “giải thích ý nghĩa ngữ pháp” thôi nhé, chứ chưa mở rộng ra đâu. Tuy nhiên nếu không có trang nào có giải nghĩa tiếng việt thì bạn cần căn cứ vào ví dụ rồi đoán nghĩa của ngữ pháp thôi.

– Cách học: Đọc kỹ ngữ pháp, đọc chậm, ngấm từng ý của nó. Hãy đọc thật nhiều ví dụ để xem cách người ta sử dụng. Tìm tòi nhiều đường link để nghiên cứu về cách sử dụng, không nên dừng lại vào phần giải thích ý nghĩa và ví dụ, mà còn phải xem cả cách dùng nữa. Vì ngữ pháp tiếng Hàn rất nhiều, bởi lẽ là do 1 ý nghĩa nhưng có rất nhiều ngữ pháp tương ứng, mỗi ngữ pháp đều có 1 sắc thái khác nhau. Vì thế nên bạn cần đọc cái này để biết mà phân biệt.

– Ngữ pháp hầu như đều đòi hỏi sự cần cù, chịu khó và sự nghiên cứu tìm tòi của người học, vì thế nên đây chỉ là những kinh nghiệm của bản thân chắc vẫn còn nhiều thiếu sót.

  • Bí quyết học từ vựng:

– Thực ra thì cách học từ vựng của mình nói chung là khá giống với cách học từ vựng đơn thuần trên mạng, ví dụ như: Viết vào giấy nhớ, gián khắp nơi để có thể học mọi lúc mọi nơi; viết nhật ký; học bằng FlashCard… Tuy nhiên mình đã thay đổi cách học từ vựng cổ điển bằng 1 cách học từ vựng mới lạ hơn. Sau đây mình xin chia sẻ cách học của mình như sau. Đó là cách học từ vựng kết hợp với luyện nghe. Rất mới lạ phải không nào?

 

Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

Tiếng Hàn là 1 thứ tiếng có nhiều quy tắc biến đổi giữa động từ, tính từ. Chúng được biến đổi theo ngữ pháp và đuôi câu, vì thế nên nếu bạn chỉ học suông động từ gốc mà nên biến đổi nó thành các dạng khác nhau theo đuôi câu. Sở dĩ phải làm như vậy là vì trong khi các bạn chỉ học đúng 1 dạng của động từ, hay còn gọi là động từ đuôi 다/하다 thì nhiều khi nghe những dạng biến đổi khác của động từ đó sẽ khiến bạn rất lúng túng, khó hiểu. Mình sẽ hướng dẫn chi tiết như sau:

Bước 1: Liệt kê những động từ, tính từ, nghe cách phát âm của nó (Có thể nghe trên Naver Dictionary hoặc Google translate).

Bước 2: Lần lượt kết hợp chúng với các dạng đuôi câu trần thuật thông dụng như sau:

아/어/여요

ㅂ/습니다

(으)시다

네요

Ngoại lệ: ㄴ/는데요

Định ngữ:

-(으)ㄴ

-는

-(으)ㄹ

Đuôi câu nghi vấn: 니/냐/느냐?

ㄴ/는 거이다? => ㄴ/는 거야?; ㄴ/는 거예요?

ㄴ가요?

Hãy nghe cách phát âm của chúng khi đã được kết hợp với các đuôi câu tương ứng để tạo phản xạ. Chú ý đối với những động từ bất quy tắc, đặc biệt nhất là bất quy tắc ㅎ,ㄹ. Một khi đã có xuất hiện động từ/tính từ thuộc bất quy tắc ㄹ/ㅎ thì ngoài việc kết hợp với các đuôi câu thông dụng đã được trình bày ở trên, cần kết hợp với những đuôi câu nằm trong phạm vi bất quy tắc. Ví dụ: +Lý thuyết của bất quy tắc ㄹ: Động từ có Patchimㄹ khi kết hợp với âm tiết kề nó bắt đầu bằng ㄴ,ㅂ,ㅅ thì ㄹ biến mất.

Thực hành: Kết hợp 살다 với các đuôi thông dụng:

살아요

삽니다

사시다

사네요

사는; 산; 살

사는데요

사니?; 사냐?

산 거야?; 산 거예요?,… v.v

Ở đây chúng ta đã kết hợp được với 네요,ㅂ/습니다, (으)시다 là những đuôi câu bắt đầu bằng ㄴ,ㅂ,ㅅ nằm trong phạm vi bất quy tắc ㄹ đối với động từ살다 . BƯớc cuối cùng chính là nghe phát âm của chúng bằng 2 giọng nam và nữ rồi kết hợp với nghe để tạo phản xạ nhé.

Bí quyết nghe thông thường (Các bạn có thể đọc thêm).

Khi mình học 1 từ nào đó thì thay vào việc vứt đó thì hãy cố gắng dùng nó trong bất kỳ trường hợp nào có thể. Hoặc hay hơn là bạn có thể chat với Simsimi, bắt đầu chủ đề liên quan đến từ mà bạn vừa học với con gà ảo đó rồi luyện tập nhé.

Kết: Đây là những bí quyết riêng của bản thân đã được rút ra từ 2 tháng học tiếng Hàn của mình, Nếu có vấn đề gì xin các bạn góp ý nhé

 

Trích: HOÀNG BÁCH HARU

Thiết kế bởi Aptech
Đăng ký dự tuyển Đại học Seokyeong